Đề nghị bỏ điều kiện thường trú, tạm trú khi mua nhà ở xã hội

Thời sựThứ hai, 27/3/2023, 12:07 (GMT+7) Đề nghị bỏ điều kiện thường trú, tạm trú khi mua nhà ở xã hội Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định người dân muốn mua nhà xã hội phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình. Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp. Bộ đề xuất người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đảm bảo hai điều kiện về nhà ở và thu nhập. Người muốn mua phải chưa có nhà ở, đất ở thuộc sở hữu của mình; chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc hoặc có nhà của mình nhưng diện tích bình quân đầu người thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và khu vực. Người mua nhà xã hội phải thuộc diện thu nhập thấp; công nhân, người lao động, chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập; hộ nghèo, cận nghèo; người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc diện được hỗ trợ cải thiện nhà ở; người đã trả lại nhà công vụ. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không cần đáp ứng điều kiện về thu nhập. Người thuê nhà ở xã hội không bắt buộc đáp ứng điều kiện về nhà ở và thu nhập.
Cuộc sống ở khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM, tháng 8/2022. Ảnh: Quỳnh Trần Bộ Xây dựng cũng đề xuất cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà ở xã hội tại khu công nghiệp để cho người lao động trong đơn vị thuê lại. Những doanh nghiệp này phải có hợp đồng thuê mặt bằng khu công nghiệp, đang sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp; phải có hợp đồng thuê, sử dụng lao động. Theo Luật Nhà ở năm 2014, người muốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng ba điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập. Trong đó, những người này bắt buộc có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có nhà ở xã hội; nếu không thì phải có tạm trú từ một năm trở lên. Bộ Xây dựng cho rằng quy định về điều kiện cư trú như luật hiện hành "đã không còn phù hợp trong tình hình mới, phát sinh thủ tục không cần thiết". Quy định về ba điều kiện nhà ở, cư trú, thu nhập dẫn đến bất cập là người thu nhập thấp muốn thuê nhà xã hội (không mua bán, chuyển quyền sở hữu) cũng phải thực hiện đầy đủ thủ tục, giấy tờ chứng minh. Theo cơ quan soạn thảo, doanh nghiệp tại khu công nghiệp có nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội để lo cho công nhân. Tuy nhiên luật hiện hành chưa quy định nhóm này được hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội. Vì vậy, đề xuất nói trên sẽ thúc đẩy nguồn cung và cầu nhà ở xã hội, nhất là nhà cho thuê, góp phần giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhóm chính sách này cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải cách thủ tục hành chính. Nguồn: https://vnexpress.net/de-nghi-bo-dieu-kien-thuong-tru-tam-tru-khi-mua-nha-o-xa-hoi-4585965.html?gidzl=6XnhI0Vkpo4R1MbE2Fd781mFOaiM_SSgKGzaHKpvbIXH3MGL4VoGU5DSOnL7_P5-L0Wo464anPTP3-dAAG

Đề nghị bỏ điều kiện thường trú, tạm trú khi mua nhà ở xã hội

 Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định người dân muốn mua nhà xã hội phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình.

Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp. Bộ đề xuất người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đảm bảo hai điều kiện về nhà ở và thu nhập.

Người muốn mua phải chưa có nhà ở, đất ở thuộc sở hữu của mình; chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc hoặc có nhà của mình nhưng diện tích bình quân đầu người thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và khu vực.

Người mua nhà xã hội phải thuộc diện thu nhập thấp; công nhân, người lao động, chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập; hộ nghèo, cận nghèo; người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc diện được hỗ trợ cải thiện nhà ở; người đã trả lại nhà công vụ.

Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không cần đáp ứng điều kiện về thu nhập.

Người thuê nhà ở xã hội không bắt buộc đáp ứng điều kiện về nhà ở và thu nhập.

Cuộc sống ở khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM, tháng 8/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Cuộc sống ở khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM, tháng 8/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Bộ Xây dựng cũng đề xuất cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà ở xã hội tại khu công nghiệp để cho người lao động trong đơn vị thuê lại. Những doanh nghiệp này phải có hợp đồng thuê mặt bằng khu công nghiệp, đang sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp; phải có hợp đồng thuê, sử dụng lao động.

Theo Luật Nhà ở năm 2014, người muốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng ba điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập. Trong đó, những người này bắt buộc có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có nhà ở xã hội; nếu không thì phải có tạm trú từ một năm trở lên.

Bộ Xây dựng cho rằng quy định về điều kiện cư trú như luật hiện hành "đã không còn phù hợp trong tình hình mới, phát sinh thủ tục không cần thiết". Quy định về ba điều kiện nhà ở, cư trú, thu nhập dẫn đến bất cập là người thu nhập thấp muốn thuê nhà xã hội (không mua bán, chuyển quyền sở hữu) cũng phải thực hiện đầy đủ thủ tục, giấy tờ chứng minh.

Theo cơ quan soạn thảo, doanh nghiệp tại khu công nghiệp có nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội để lo cho công nhân. Tuy nhiên luật hiện hành chưa quy định nhóm này được hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội.


Vì vậy, đề xuất nói trên sẽ thúc đẩy nguồn cung và cầu nhà ở xã hội, nhất là nhà cho thuê, góp phần giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhóm chính sách này cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải cách thủ tục hành chính.

Nguồn: https://vnexpress.net/de-nghi-bo-dieu-kien-thuong-tru-tam-tru-khi-mua-nha-o-xa-hoi-4585965.html?gidzl=6XnhI0Vkpo4R1MbE2Fd781mFOaiM_SSgKGzaHKpvbIXH3MGL4VoGU5DSOnL7_P5-L0Wo464anPTP3-dAAG

KHU CÔNG NGHIỆP HÀM KIỆM I

Khu công nghiệp Hàm Kiệm với diện tích: 132,672ha là khu công nghiệp thứ hai có địa thế và quy mô tại tỉnh Bình Thuận, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và là ngành công nghiệp mũi nhọn tiếp theo sau sự phát triển thành công của ngành công nghiệp dịch vụ Du lịch tại tỉnh Bình Thuận.

-       Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 90,8 ha.
-       Diện tích đất đã cho thuê: 39,5 ha (tỷ lệ lấp đầy 43%)
-       Diện tích đất công nghiệp đã hoàn thiện hạ tầng và sẵn sàng cho thuê: 51,3 ha.


Vị trí

-        Nằm cạnh quốc lộ 1A, cao tốc Dầy Giây - Phan Thiết, tuyến đường Hàm Kiệm - Tiến Thành và đường sắt Bắc Nam.

-        Cách Tp.HCM: 200km.

-        Cách Tp.Phan Thiết: 09km.

-        Cách ga Bình Thuận: 05km.

-        Cách Cảng Vĩnh Tân – Tuy Phong: 100km.

-        Cách Cảng Cà Ná: 120km.

-        Cách sân bay Phan Thiết (đang thi công): 30km.

-        Giao thông đến KCN thuận lợi bằng nhiều tuyến đường:

-        Đường bộ: đi đến KCN bằng các tuyến đường Quốc lộ 1A, Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55, Tỉnh lộ ĐT 707, tuyến đường Hàm Kiệm - Tiến Thành, ...

-        Đường hàng không: sân bay Phan Thiết.

-        Đường sắt: ga Phan Thiết, ga Bình Thuận.

-        Hạ tầng giao thông vượt bậc kết nối kinh tế khu vực Bình Thuận và Đông Nam Bộ. Đường chính 45m, đường nội bộ từ 24-35m, được trải thảm nhựa bê tông, được thiết kế chịu tải H30 theo tiêu chuẩn Việt Nam.

NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ

Lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

-                     Công nghiệp chế biến thủy sản.

-                     Công nghiệp may mặc – giày da.

-                     Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, tôm cá…

-                     Sản xuất lắp ráp máy công, nông ngư cụ…

-                     Công nghiệp lắp ráp điện – điện tử.

-                     Sản xuất hàng tiêu dùng (hàng gia dụng, bao bì các loại).

-                     Công nghiệp cơ khí, lắp ráp phương tiện vận tải.

-                     Dịch vụ trung chuyển và kho bãi.

-                     Xuất nhập khẩu (thanh long, thủy sản).

Cho thuê nhà kho, nhà xưởng:

-                     Hệ thống nhà xưởng xây sẵn cho thuê tại KCN Hàm Kiệm I sẽ mang đến cho khách hàng sự thuận tiện và linh hoạt về đầu tư, tài chính, cũng như định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Với sự kết nối hoàn hảo về cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, dịch vụ nhà xưởng xây sẵn cho phép doanh nghiệp có sự khởi đầu hiệu quả hơn.

-                     Diện tích nhà xưởng từ 2.000 m2 đến 10.000 m2

-                     Phương thức thanh toán linh hoạt

-                     Nhận được nhiều ưu đãi đầu tư

-                     Đặc biệt: Tại KCN Hàm Kiệm I, khách hàng có thể đặt hàng thiết kế và xây dựng nhà xưởng, nhà kho theo yêu cầu.

Những lợi thế cạnh tranh của Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1

-                     Là KCN được đầu tư bởi Tập đoàn Hoàng Quân, tập đoàn lớn và có uy tín tại Việt Nam về bất động sản. KCN được quy hoạch và được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Nền đất cứng giúp tiết kiệm chi phí xây dựng.

-                     KCN Hàm Kiệm 1 có lợi thế vùng: nằm trong khu vực đông dân cư, nguồn lao động dồi dào, giàu tài nguyên khoáng sản và thủy sản.

-                     DN đầu tư vào KCN Hàm Kiệm 1 được hưởng nhiều ưu đãi về đầu tư theo luật định so với khu vực TP.HCM và miền Đông Nam Bộ. Doanh nghiệp đầu tư vào KCN Hàm Kiệm 1 sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn pháp lý về đầu tư, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí.

-                     Doanh nghiệp được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khu công nghiệp, sẵn sàng tư vấn cho doanh nghiệp tất cả các thủ tục trước và sau đầu tư.

-                     Giao thông đến KCN ngày càng thuận lợi, rút ngắn thời gian đi lại cho doanh nghiệp vì địa phương đang được Nhà nước rất quan tâm đầu tư về hạng tầng giao thông về nhiều mặt.

-                     Thành phố du lịch Phan Thiết nổi tiếng với những bờ biển cát trắng ngút ngàn, những resort, sân golf xanh mướt… sẽ mang lại những cảm giác thư thái cho các chuyên gia sau giờ làm việc căng thẳng.

Giao thông nội bộ: đường chính 45m, đường nội bộ 24-35m, được thảm bê tông nhựa nóng và thiết kế chịu tải trọng H30 theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Điện: nguồn 110/22KV, công suất 2*65MVA.

Hệ thống cấp nước sạch từ hai nguồn: nhà máy nước Phan Thiết 10.000m3/ngày đêm và Nhà máy Ba Bàu 20.000m3/ngày đêm.

Hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt, nước thải được đấu nối vào nhà máy xử lý nước thải.

Nhà máy xử lý nước thải: công suất xử lý 6.000m3/ngày đêm. Doanh nghiệp xử lý nội bộ nước thải đạt tiêu chuẩn cột B, KCN xử lý nội bộ nước thải đạt tiêu chuẩn cột A (theo TCVN 40:2011/BTNMT)

Hệ thống thông tin liên lạc: mạng điện thoại 5000 số, internet, DSL, cáp quang kết nối vào mạng viễn thông tỉnh Bình Thuận.

An ninh, trật tự: dịch vụ bảo vệ 24/24h

Các tiện ích xung quanh KCN: khu dân cư Hàm Kiệm, hải quan, ngân hàng, bệnh viện, trung tâm thương mại, trường học, trường dạy nghề, khu resort…

Nguồn nhân lực dồi dào:

Đào tạo và dạy nghề: tại địa bàn tỉnh có hai trường trung học chuyên nghiệp, một trường Đại học – Cao đẳng, một trường dạy nghề, mỗi năm có khoảng 7.000 học viên tốt nghiệp.

Hiện Hoàng Quân đang triển khai xây dựng trường Trung Cấp Chuyên Nghiệp (49 ha) để đào tạo cung ứng nhân lực cho các Doanh nghiệp tại KCN.

Môi trường làm việc:

An ninh, trật tự: dịch vụ bảo vệ 24/24h

Diện tích cây xanh lấp đầy 25ha đan xen với tuyến giao thông nội bộ

Khu nhà ở dân cư kiên cố với các trung tâm giải trí, mua sắm liền kề khu công nghiệp

Chuỗi resort biển cao cấp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng: tắm nắng, lướt ván…….

Chính sách ưu đãi:

Chính sách giá: giá ưu đãi theo diện tích thuê.

Điều kiện thanh toán: thanh toán linh hoạt, khách hàng được thuê đất trả tiền hàng năm.

Đầu tư vào KCN, doanh nghiệp sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế TNDN trong 10 năm.

 






Chưa bao giờ Bình Thuận có cơ hội phát triển tốt như hôm nay

 BTO- Suốt nhiệm kỳ 5 năm qua, Bình Thuận đã liên tục kiến nghị Chính phủ tháo gỡ "điểm nghẽn" quy hoạch titan để triển khai các dự án kinh tế khác. Nghị định 51/CP vừa được Chính phủ ban hành có ý nghĩa hết sức quan trọng với Bình Thuận.


Với tựa đề "Nghị định 51/CP vừa ra đời, tháo gỡ "điểm nghẽn" titan ở Bình Thuận", báo Thanh Niên ra ngày 4/4 bình luận: Nghị định 51/CP về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia" sẽ giúp Bình Thuận tháo gỡ "nút thắt" để phát triển. Báo này dẫn lời Sở TN-MT Bình Thuận cho biết: các năm qua hàng loạt dự án du lịch, điện gió, điện mặt trời ở Bình Thuận bị tắc nghẽn, không triển khai được do chồng lấn với quy hoạch titan. Hàng loạt nhà đầu tư khác đến đăng ký đầu tư trên vùng đất này cũng không được chấp thuận.

Vì vậy theo Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An: Nghị định 51 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với địa phương, giúp tháo gỡ nút thắt trong phát huy tiềm năng đất đai, tạo thuận lợi trong chính sách mời gọi đầu tư, để thúc đẩy phát triển KT-XH.

Phản hồi bài báo trên, một bạn đọc viết: chúc mừng Bình Thuận, đây là cơ hội phát triển cho địa phương, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và lâu dài giữ được tài sản quốc gia cho con cháu.

Không chỉ giữ được tài sản quốc gia cho con cháu, Nghị định 51 còn giúp Bình Thuận giữ được nguồn tài nguyên nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong bài báo trên, Báo Thanh Niên dẫn lời Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An: khai thác titan cần một lượng nước rất lớn, trong khi Bình Thuận là tỉnh khô hạn nhất nước. Vùng quy hoạch dự trữ titan lại nằm dọc ven biển, là nơi cư dân tập trung sinh sống lâu đời, đặc biệt là các vùng có tiềm năng phát triển du lịch. Nếu khai thác titan ở khu vực này sẽ có nguy cơ gây sạt lở, lũ cát (thực tế đã xảy ra nhiều vụ sạt lở, lũ cát - NV), đặc biệt là cạn kiệt nguồn nước ngầm, ảnh hưởng xấu đến môi trường, sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động kinh tế khác.

Với tựa đề: "Tháo gỡ điểm nghẽn quy hoạch titan ở Bình Thuận", báo Sài Gòn Giải Phóng ra ngày 9/4 cho biết: 8 năm qua có 33 dự án đã được chấp thuận đầu tư và 66 dự án được tỉnh Bình Thuận cấp phép đầu tư không thể triển khai được do vướng quy hoạch titan (trong đó có tới 19 dự án điện gió, hàng chục dự án du lịch quy mô lớn), làm kìm hãm sự phát triển của tỉnh Bình Thuận. Nghị định 51/CP vì thế sẽ "cởi trói" cho rất nhiều dự án đầu tư.

Lễ chuẩn bị mặt bằng và triển khai dự án xây dựng sân bay Phan Thiết.

Cũng theo "Sài Gòn Giải Phóng": Để tận dụng cơ hội này, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong thời gian tới, Bình Thuận sẽ xây dựng thêm cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi, giải trí ven biển mang tầm quốc gia, cũng như đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư...

Với tựa đề: "Để dành nguồn tài nguyên quý hiếm cho con cháu", báo Bình Thuận ngày 9/4 cho biết: thực trạng khai thác titan hiện nay không hiệu quả, chủ yếu xuất quặng thô sang Trung Quốc với giá thấp. Nhiều dự án titan ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, làm dư luận bức xúc. Một số cán bộ cách mạng lão thành, cán bộ hưu trí từng kiến nghị: khoan khai thác titan, đưa vào dự trữ quốc gia, 50 năm sau con cháu chúng ta đủ điều kiện công nghệ thì khai thác cũng chưa muộn. Trong thời gian ấy làm du lịch hay năng lượng tái tạo thì hiệu quả hơn... Với việc Chính phủ ban hành Nghị định 51/CP, điều tâm huyết trên có thể thành hiện thực.

Tuần qua, dư luận cũng phấn chấn với sự kiện triển khai dự án sân bay Phan Thiết. Báo Bình Thuận trong bài viết trên nhận định: với việc tháo gỡ được các "điểm nghẽn" về hạ tầng giao thông đối ngoại và quy hoạch titan, sau 46 năm giải phóng, chưa bao giờ Bình Thuận có cơ hội phát triển tốt như hôm nay"

KHO XƯỞNG CHO THUÊ BÌNH THUẬN